1. Công tác Trồng trọt
Cây lúa: Diện tích đã làm đất 6.313 ha/18.867 ha, đạt 33,5% kế hoạch. Diện tích gieo mạ quy ra diện tích cấy 1.975 ha/18.867 ha, đạt 10,5% kế hoạch. Diện tích lúa đã cấy 10 ha/18.867 ha (tại huyện Mù Cang Chải).
2. Công tác Bảo vệ thực vật
2.1. Diễn biến dịch hại
– Trên cây ngô đông: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 13,5 ha, giảm 67 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Sâu đục bắp, bệnh đốm lá lớn, chuột.
– Trên cây chè: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 27 ha, giảm 4 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Rầy xanh, bọ xít muỗi, bọ cánh tơ.
– Trên cây ăn quả có múi: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 112 ha, giảm 78 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Bệnh muội đen, rệp muội, bệnh sẹo, nhện đỏ, sâu vẽ bùa, sâu xanh bướm phượng.
– Trên cây quế: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 95 ha, giảm 58 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Bọ xít nâu sẫm, sâu đục thân cành, sâu đo, sâu róm, bệnh khô cành.
– Trên cây rau các loại: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 82 ha, giảm 76 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Bọ nhảy, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, rệp muội, sâu tơ, chuột, bệnh thối nhũn, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn vi khuẩn.
2.2. Dự báo dịch hại cây trồng trong thời gian tới
– Trên cây ngô đông 2023: Sâu đục bắp, chuột.
– Trên cây rau màu: sâu xanh, bọ nhảy, sâu xám, sâu khoang, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn…
3. Nhiệm vụ tuần 02
– Thông tin kịp thời đến các huyện, thị xã, thành phố các bản tin cảnh báo về tình hình diễn biến thời tiết trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là diễn biến của các đợt không khí lạnh và rét đậm, rét hại. Chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài theo nội dung chỉ đạo tại văn bản số 285/TTBVTV-NV ngày 28/12/2023 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
– Tăng cường công tác quản lý nhà nước và kiểm tra, theo dõi tình hình cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các loại vật tư nông nghiệp. Tập trung triển khai và tổ chức sản xuất vụ Đông Xuân 2023 – 2024 theo định hướng khung lịch thời vụ, cơ cấu giống đảm bảo tiến độ và kế hoạch giao.
– Phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác chỉ đạo chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại, bảo vệ tốt diện tích chè, cây ăn quả, cây dâu hiện có. Chú trọng các vùng chuyên canh, tổ chức sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn, đảm bảo truy xuất nguồn gốc.
– Tăng cường thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực trồng trọt. Thực hiện tốt việc hướng dẫn, thẩm định các cơ sở có nhu cầu đăng ký cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
– Theo dõi chặt chẽ tình hình dịch hại cây trồng. Tích cực chỉ đạo, hướng dẫn phòng trừ các đối tượng dịch hại trên cây ngô, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và trên các cây trồng khác. Tiếp tục thực hiện kiểm soát tình hình phòng trừ bệnh khảm lá virus hại sắn trên địa bàn tỉnh. Triển khai thực hiện văn bản số 03/TTBVTV-NV ngày 05/01/2024 của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật về tăng cường công tác chỉ đạo, phòng chống chuột hại cây trồng nông nghiệp năm 2024.
– Thực hiện điều tra sinh vật hại trong các kho bảo quản nông sản; tiếp tục thực hiện điều tra, kiểm soát sinh vật ngoại lai xâm hại trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
– Tiếp tục thực hiện công tác hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ và hoàn thiện thủ tục cấp mã số vùng trồng.
– Triển khai cấp các loại giấy chứng nhận (nếu có và hồ sơ hợp lệ): Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật; cấp giấy phép vận chuyển thuốc bảo vệ thực vật, kiểm tra, đánh giá điều kiện buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật tại các cơ sở buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.
– Triển khai ký cam kết thực hiện các quy định pháp luật về buôn bán thuốc bảo vệ thực vật cho các cơ sở đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái