1. Tiến độ trồng trọt
– Cây lúa: Diện tích lúa đã cấy đạt 19.451 ha/18.867, đạt 103,10% kế hoạch; trong đó, diện tích lúa cấy thêm dưới cos hồ Thác Bà 397 ha (tại huyện Lục Yên 250 ha và huyện Yên Bình 147 ha).
– Cây ngô: Diện tích 13.868 ha/19.570 ha, đạt 70,87% kế hoạch. Trong đó: ngô Đông 2023 đạt 5.598 ha; ngô xuân 2024 đạt 8.270 ha.
– Cây sắn: Diện tích 6.307 ha/7.800 ha, đạt 80,85% kế hoạch.
– Cây khoai lang: Diện tích 2.143 ha/2.855 ha, đạt 75,05% kế hoạch năm. Trong đó: khoai lang vụ Đông 2023 đạt 1.115 ha; vụ Xuân 2024 đạt 1.027 ha.
– Cây lạc: Diện tích 1.336 ha/1.840 ha, đạt 72,62% kế hoạch năm.
– Cây rau các loại: Diện tích 7.115 ha/10.285 ha, đạt 69,18% kế hoạch năm. Trong đó: vụ Đông 2023 đạt 3.579 ha; vụ Xuân 2024 đạt 3.536 ha.
– Cây chè: Diện tích 7.408 ha/7.350 ha, đạt 100,78% kế hoạch. Sản lượng chè búp tươi thu hoạch 2.589 tấn/67.000 tấn, đạt 3,86% kế hoạch.
– Cây ăn quả: Diện tích 10.108 ha/10.055 ha, đạt 100,53% kế hoạch. Diện tích trồng mới 83 ha/190 ha, đạt 43,63% kế hoạch. Sản lượng cây ăn quả thu hoạch 7.331 tấn/57.945 tấn, đạt 12,65% kế hoạch năm.
– Cây dâu: Diện tích 1.226 ha/1.300 ha, đạt 94,31% kế hoạch.
2. Tiến độ Bảo vệ thực vật
2.1. Tình hình sinh vật gây hại
– Trên cây lúa: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 538 ha. Giảm 13 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Ốc bươu vàng: 73 ha; bọ xít đen: 145 ha; ruồi đục nõn: 15 ha; rầy nâu, rầy lưng trắng: 50 ha; bọ trĩ: 63 ha; bệnh đốm sọc vi khuẩn: 65 ha; bệnh vàng lá; 100 ha; bệnh đạo ôn lá; 27 ha.
– Trên cây ngô: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 94 ha. Tăng 13 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Sâu cắn lá: 43 ha; sâu keo mùa thu: 21 ha; sâu xám: 9 ha; chuột: 8 ha; bệnh đốm lá: 5 ha; bệnh khô vằn: 8 ha.
– Trên cây ăn quả có múi: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 146 ha, tăng 29 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: rệp muội 30 ha, bệnh muội đen 55 ha, bệnh thán thư 35 ha, sâu vẽ bùa 12 ha, sâu xanh bướm phượng 7 ha, bệnh vàng lá thối rễ 7 ha.
– Trên cây quế: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 177 ha, tăng 33 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: bọ xít nâu sẫm 52 ha, sâu đục thân cành 35 ha, sâu đo 44 ha, sâu róm 46 ha.
– Trên cây chè: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 130 ha. Tăng 34 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: rầy xanh 38 ha, bọ xít muỗi 17 ha, bọ cánh tơ 10 ha, bệnh phồng lá 65 ha.
– Trên cây rau các loại: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 156 ha. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: bọ nhảy, sâu khoang, sâu xanh bướm trắng, rệp muội, sâu tơ, bệnh thối nhũn, bệnh sươưg mai.
2.2. Dự báo sinh vật gây hại trong thời gian tới
– Trên cây lúa: chủ động phòng trừ các đối tượng ruồi đục nõn, tập đoàn rầy ( rầy nâu, rầy lưng trắng), bọ xít đen, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh nghẹt rễ, bệnh đạo ôn lá, ốc bươu vàng, chuột… gây hại nhẹ – trung bình.
– Trên cây ngô: Sâu xám, sâu keo mùa thu, sâu cắn lá, chuột hại nhẹ.
– Trên cây rau các loại: Bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn… hại rải rác.
– Trên cây lâm nghiệp: Sâu đo ăn lá, sâu róm, sâu đục cành, bọ xít nâu sẫm, bệnh khô cành hại cây quế; sâu xanh ăn lá cây bồ đề; mọt đục thân, bệnh phấn trắng… gây hại nhẹ.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái