1.Tiến độ sản xuất trồng trọt
1.1. Tiến độ sản xuất vụ Hè thu 2024
– Cây lúa: Diện tích lúa đã thực hiện 22.978 ha/21.945 ha, đạt 104,71% kế hoạch, trong đó: Diện tích lúa ruộng đã cấy 22.051 ha; Diện tích lúa nương đã gieo trồng 927 ha (Tại huyện Trạm Tấu 760 ha; huyện Mù Cang Chải 115 ha; huyện Văn Yên 52 ha). Diện tích lúa bị ảnh hưởng, thiệt hại sau cơn bão số 3 là 3.098 ha. Diện tích lúa đã thu hoạch 20.302 ha/22.978 ha, đạt 88,36% so với diện tích lúa đã thực hiện.
– Cây ngô: Diện tích gieo trồng 8.902 ha/8.800 ha đạt 101,16% kế hoạch. Diện tích ngô bị ảnh hưởng, thiệt hại sau cơn bão số 3 là 930 ha. Diện tích ngô đã thu hoạch 7.763 ha/8.902 ha, đạt 87,2% so với diện tích ngô đã gieo trồng.
1.2. Tiến độ sản xuất vụ Đông năm 2024
– Cây ngô: Diện tích đã thực hiện gieo trồng đạt 6.885 ha/5.500 ha, đạt 125,18% kế hoạch. Trong đó: diện tích ngô gieo trồng trên đất 2 vụ lúa đạt 3.922 ha; diện tích ngô soi bãi đạt 2.963 ha.
– Cây rau: Diện tích đã thực hiện 3.505 ha/3.500 ha, đạt 100,15% kế hoạch.
– Cây khoai lang: Diện tích đã thực hiện đạt 909 ha/1.000 ha, đạt 90,91% kế hoạch.
– Cây sắn: Diện tích 7.788 ha/7.800 ha, đạt 99,84% kế hoạch năm.
– Cây chè: Diện tích 7.426 ha/7.350 ha, đạt 101,03% kế hoạch. Sản lượng chè búp tươi thu hoạch 66.679 tấn/67.000 tấn, đạt 99,52% kế hoạch năm.
– Cây ăn quả: Diện tích 10.108 ha/10.055 ha, đạt 100,53% kế hoạch. Diện tích trồng mới 400 ha/190 ha, đạt 210,68% kế hoạch. Sản lượng cây ăn quả thu hoạch 38.875 tấn/57.945 tấn, đạt 67,09% kế hoạch năm.
– Cây dâu: Diện tích 1.267 ha/1.300 ha, đạt 97,48% kế hoạch năm.
1.3. Tiến độ khôi phục sản xuất theo phương án 01/PA-SNN ngày 26/9/2024 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
– Cây ngô: Diện tích đã thực hiện gieo trồng đạt 6.885 ha/6.867 ha, đạt 100,26% kế hoạch khôi phục sản xuất.
– Cây rau: Diện tích đã thực hiện 3.505 ha/3.760 ha, đạt 93,22% kế hoạch khôi phục sản xuất.
– Cây dâu: Diện tích đã thực hiện khôi phục 553 ha/661 ha bị ảnh hưởng, thiệt hại, đạt 83,65% diện tích cần khôi phục. (Tại huyện Văn Yên 44 ha và huyện Trấn Yên 509 ha).
– Cây ăn quả tập trung: Diện tích đã khôi phục 101 ha/101 ha bị ảnh hưởng, thiệt hại, đạt 100% diện tích cần khôi phục. (Tại huyện Lục Yên 8 ha cây cam và huyện Yên Bình 93 ha cây bưởi)
- Công tác Bảo vệ thực vật
2.1. Tình hình sinh vật gây hại và dự báo trong thời gian tới
– Trên cây ngô: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 168 ha. Tăng 21 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Sâu xám 9 ha, sâu keo mùa thu 69,5 ha, sâu cắn lá 42 ha, rệp 10 ha, chuột 9,5 ha, bệnh huyết dụ 8 ha, bệnh khô vằn 20 ha. Phân bố tại các huyện Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình, Mù Cang Chải, thành phố Yên Bái và thị xã Nghĩa Lộ.
– Trên cây ăn quả có múi: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 526 ha. Giảm 18 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: rệp muội 118 ha, bệnh muội đen 102 ha, bệnh sẹo 93 ha, bệnh thán thư 72 ha, bệnh chảy gôm 15 ha, bệnh vàng lá 25 ha, bọ xít xanh 47 ha, sâu vẽ bùa 20 ha, sâu xanh bướm phượng 14 ha, ruồi đục quả 20 ha. Phân bố tại các huyện Văn Chấn, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình.
– Trên cây quế: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 135 ha. Tương đương so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: bọ xít nâu sẫm 39 ha, sâu đục thân cành 30 ha, sâu đo 32 ha, sâu róm 34 ha. Phân bố tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên.
– Trên cây chè: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 451 ha. Giảm 13,5 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: rầy xanh 115 ha, bọ xít muỗi 139,5 ha, bọ cánh tơ 18 ha, bệnh đốm nâu 92 ha, bệnh thối búp 83,5 ha, bệnh chết loang 3 ha, bệnh phồng lá 2,5 ha. Phân bố tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên, Yên Bình, Văn Chấn, thành phố Yên Bái và Thị xã Nghĩa Lộ.
– Trên cây rau các loại: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 208 ha. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: bọ nhảy, bọ trĩ, sâu xanh bướm trắng, sâu tơ, sâu khoang, rệp muội, bệnh lở cổ rễ, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh héo xanh, bệnh sương mai, chuột …
– Trên cây trồng khác: Sâu bệnh gây hại nhẹ.
2.2. Dự báo sinh vật gây hại trong thời gian tới
– Trên cây ngô đông: Sâu xám, sâu cắn lá, sâu keo mùa thu, chuột, bệnh đốm lá nhỏ, bệnh khô vằn….
– Trên cây ăn quả có múi: Sâu vẽ bùa, sâu xanh bướm phượng, bọ xít xanh, ruồi đục quả, bệnh muội đen, bệnh thán thư, bệnh loét, bệnh sẹo,…
– Trên cây chè: Bệnh thối búp, bệnh đốm nâu, rầy xanh, bọ xít muỗi….
– Trên cây quế: Bọ xít nâu sẫm, sâu róm, sâu đo, sâu đục thân cành…
– Trên cây rau các loại: sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, rệp, bọ nhảy, bệnh lở cổ rễ, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh sương mai, chuột…
Nguyễn Mạnh Tuấn – Trưởng phòng Nghiệp vụ
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái