CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH YÊN BÁI

YEN BAI CROP PRODUCTION AND PLANT PROTECTION SUB DEPARTMENT

Tiến độ sản xuất trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Tính đến ngày 16/01/2025)

Ngày đăng: 17/01/2025

1. Tiến độ sản xuất trồng trọt vụ Đông xuân năm 2024 – 2025 

– Cây lúa: Diện tích đã làm đất 13.933 ha/18.800 ha, đạt 74,11% kế hoạch. Diện tích gieo mạ quy ra diện tích cấy 11.376 ha/18.800 ha, đạt 60,51% kế hoạch. Hiện nay, diện tích mạ đã gieo sinh trưởng, phát triển bình thường, chưa có diện tích mạ chết rét.

– Diện tích lúa đã cấy 1078 ha/18.800 ha, đạt 5,73% kế hoạch (tại Thành phố Yên Bái 3 ha, huyện Mù Cang Chải 80 ha; thị xã Nghĩa Lộ 970 ha; huyện Văn Chấn 25 ha).

2. Công tác Bảo vệ thực vật

2.1. Tình hình sinh vật gây hại và dự báo trong thời gian tới

2.1.1. Trên cây ngô

Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 32 ha. Giảm 22 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Bệnh khô vằn 10 ha, bệnh đốm lá nhỏ 12 ha, bệnh rỉ sắt 5 ha, sâu keo mùa thu 5 ha. Phân bố tại huyện Lục Yên.

2.1.2. Trên cây ăn quả có múi

Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 196 ha. Giảm 6 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: rệp muội 53 ha, bệnh muội đen 63 ha, bệnh sẹo 5 ha, bệnh vàng lá 10 ha, bệnh chảy gôm 15 ha, bệnh vàng lá 10 ha, sâu xanh bướm phượng 5 ha, nhện đỏ 45 ha. Phân bố tại các huyện Văn Chấn, Trấn Yên, Yên Bình, Lục Yên.

2.1.3. Trên cây quế

  Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 53 ha. Tương đương so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: bọ xít nâu sẫm 27 ha, sâu đục thân, đục cành 20 ha, sâu đo 2 ha, sâu róm 4 ha. Phân bố tại các huyện Văn Yên, Trấn Yên.

2.1.4. Trên cây rau các loại

Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 243 ha. Tăng 12 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: bọ nhảy, rệp muội, sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, rệp muội, bệnh lở cổ rễ, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh héo vàng, bệnh sương mai, chuột…

2.1.5. Trên cây trồng khác: Sâu bệnh gây hại nhẹ.

2.2. Dự báo sinh vật gây hại trong thời gian tới

– Trên cây ăn quả có múi: Rệp muội, nhện đỏ, sâu xanh bướm phượng, bệnh xì mủ, bệnh muội đen, bệnh thán thư, bệnh loét, bệnh sẹo,…

– Trên cây quế: Bọ xít nâu sẫm, sâu róm, sâu đo, sâu đục thân cành…

– Trên cây rau các loại: Sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, rệp, bọ trĩ, bọ nhảy, bệnh lở cổ rễ, bệnh héo xanh vi khuẩn, bệnh thối nhũn vi khuẩn, bệnh héo vàng, bệnh sương mai, chuột…

3. Mã số vùng trồng

Tiếp tục thực hiện duy trì 101 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, cụ thể: 41 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu (trên cây chè, dó bầu, thảo quả, bưởi); 60 mã số cùng trồng tiêu thụ nội địa (trên cây lúa, chè, cây ăn quả có múi, chuối, rau, nấm, đao riềng, thanh long, lạc, sen). Các vùng trồng đều đảm bảo điều kiện duy trì mã số. Thực hiện tốt công tác cập nhật thông tin lên cơ sở giữ liệu Quốc gia theo quy định.

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái


Bài viết mới nhất: