CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH YÊN BÁI

YEN BAI CROP PRODUCTION AND PLANT PROTECTION SUB DEPARTMENT

TIẾN ĐỘ Sản xuất trồng trọt và bảo vệ thực vật đến ngày 15/8/2024

Ngày đăng: 15/08/2024
  1. Tiến độ sản xuất trồng trọt

1.1 Tiến độ sản xuất vụ Đông xuân 2023 – 2024

– Cây ngô: Diện tích ngô đã gieo trồng đạt 19.895 ha/19.570 ha, đạt 101,66% kế hoạch. Diện tích ngô đã thu hoạch 16.156 ha/19.895 ha, đạt 81,20% diện tích ngô đã gieo trồng (trong đó: diện tích ngô Đông đã thu hoạch 5.598 ha; diện tích ngô Xuân đã thu hoạch 10.558 ha).

1.2. Tiến độ sản xuất vụ Hè thu năm 2024

– Cây lúa: Diện tích lúa đã thực hiện 22.969 ha/21.945 ha, đạt 104,67% kế hoạch, trong đó: Diện tích lúa ruộng đã cấy 22.049 ha; Diện tích lúa nương đã gieo trồng 920 ha (tại huyện Trạm Tấu 760 ha và huyện Mù Cang Chải 115 ha, huyện Văn Yên 45 ha). Diện tích lúa đã trỗ 2.984 ha/22.969 ha, đạt 12,9% so với diện tích lúa đã thực hiện (tại huyện Mù Cang Chải 1.500 ha, huyện Văn Chấn 200 ha, thị xã Nghĩa Lộ 1.000 ha, huyện Văn Yên 184 ha, huyện Yên Bình 100 ha).

– Cây ngô: Diện tích gieo trồng 8.015 ha/8.800 ha đạt 91,08% kế hoạch.

– Cây khoai lang: Diện tích 1.018 ha/1.013 ha, đạt 100,45% kế hoạch vụ.

– Cây rau các loại: Diện tích 3.075 ha/3.022 ha, đạt 101,75% kế hoạch vụ.

– Cây sắn: Diện tích 7.788 ha/7.800 ha, đạt 99,84% kế hoạch năm.

– Cây chè: Diện tích 7.426 ha/7.350 ha, đạt 101,03% kế hoạch. Sản lượng chè búp tươi thu hoạch 52.219 tấn/67.000 tấn, đạt 77,94% kế hoạch năm.

– Cây ăn quả: Diện tích 10.108 ha/10.055 ha, đạt 100,53% kế hoạch. Diện tích trồng mới 243 ha/190 ha, đạt 127,89% kế hoạch. Sản lượng cây ăn quả thu hoạch 21.217 tấn/57.945 tấn, đạt 36,62% kế hoạch năm

– Cây dâu: Diện tích 1.255 ha/1.300 ha, đạt 96,53% kế hoạch năm.

1.3. Tình hình thiệt hại về sản xuất trồng trọt do ảnh hưởng của mưa lớn từ ngày 11/8 đến ngày 13/8/2024 trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Do chịu ảnh hưởng của rìa phía Đông Nam vùng áp thấp phía Tây kết hợp với hội tụ gió lên đến 5000 m nên các khu vực trong tỉnh có mưa rào, có nơi mưa to đến rất to. Lượng mưa từ ngày 11/8 – 13/8/2024 phổ biến 50 – 100 mm; một số cao hơn 100 mm. Tổng diện tích lúa, ngô bị thiệt hại 9,37 ha, trong đó: Diện tích lúa bị thiệt hại 8,37 ha (tại thị xã Nghĩa Lộ 8,0 ha; huyện Văn Yên 0,37 ha); Diện tích ngô bị thiệt hại 1.0 ha tại thị xã Nghĩa Lộ.

  1. Công tác bảo vệ thực vật

2.1. Tình hình sinh vật gây hại

– Trên cây lúa: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 943 ha. Tăng 161,5 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Ốc bươu vàng 55 ha, sâu cuốn lá nhỏ 171 ha, ruồi đục nõn 15 ha, rầy nâu, rầy lưng trắng 145 ha, bọ xít đen 22 ha, sâu đục thân 100 ha, bệnh đốm sọc vi khuẩn 221 ha, bệnh khô vằn 137 ha, bệnh đạo ôn lá 6 ha, châu chấu 7 ha, chuột 64 ha.

– Trên cây ăn quả có múi: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 483 ha, giảm 33,5 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: rệp muội 105 ha, bệnh muội đen 135 ha, bệnh thán thư 70 ha, sâu vẽ bùa 30 ha, sâu xanh bướm phượng 14 ha, bọ xít xanh 36 ha, bệnh vàng lá thối rễ 18 ha, bệnh sẹo 75 ha.

– Trên cây quế: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 134 ha, tăng 10 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: bọ xít nâu sẫm 32 ha, sâu đục thân cành 35 ha, sâu đo 34 ha, sâu róm 30 ha, bệnh khô lá 3 ha.

– Trên cây chè: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 445 ha, tăng 43,5 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: rầy xanh 119 ha, bọ xít muỗi 133 ha, bọ cánh tơ 19,5 ha, bệnh đốm nâu 83 ha, bệnh thối búp 85 ha, bệnh phồng lá 5,5 ha.

– Trên cây rau các loại: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 75 ha. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: bọ nhảy, bọ trĩ, sâu xanh bướm trắng, rệp muội.

– Trên cây ngô: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 189 ha, tăng 53 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Chuột 8,5 ha, sâu xám 15 ha, sâu cắn lá 40 ha, sâu keo mùa thu 55 ha, bệnh khô vằn 22,5 ha, bệnh đốm lá lớn 26 ha, bệnh đốm lá nhỏ 22 ha, rệp 4 ha.

2.2. Dự báo sinh vật gây hại trong thời gian tới

– Trên lúa hè thu: các đối tượng dịch hại chính như sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu rầy lưng trắng, sâu đục thân, bệnh khô vằn, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh đạo ôn lá, chuột.

– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn, sâu cắn lá, rệp, chuột…

– Trên cây ăn quả có múi: Sâu vẽ bùa, sâu xanh bướm phượng, bệnh muội đen, bệnh thán thư, bệnh sẹo, bệnh greening…

– Trên cây quế: Sâu đo ăn lá, bọ xít nâu sẫm, sâu róm, sâu đục thân, cành…

– Trên cây rau các loại: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu tơ, rệp, ốc sên nhỏ./.

 

                                   Nguyễn Mạnh Tuấn – Trưởng phòng Nghiệp vụ

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái


Bài viết mới nhất: