CHI CỤC TRỒNG TRỌT VÀ BẢO VỆ THỰC VẬT TỈNH YÊN BÁI

YEN BAI CROP PRODUCTION AND PLANT PROTECTION SUB DEPARTMENT

Tiến độ sản xuất trồng trọt vụ Đông xuân tính đến ngày 16/5/2024

Ngày đăng: 21/05/2024

1. Tiến độ sản xuất trồng trọt (đến ngày 16/5/2024)

(1) Tiến độ sản xuất vụ Đông xuân 2023 – 2024:

– Cây lúa: Diện tích lúa đã cấy đạt 19.430 ha/18.867 ha, đạt 102,98% kế hoạch; trong đó, diện tích lúa cấy thêm dưới cos hồ Thác Bà 388 ha (tại huyện Lục Yên 241 ha và huyện Yên Bình 147 ha). Diện tích lúa trỗ 17.669 ha/19.430 ha, đạt 90,87% diện tích lúa đã cấy. Diện tích lúa đã thu hoạch 1.049 ha/19.430 ha, đạt 5,4% diện tích lúa đã cấy

– Cây ngô: Diện tích 19.895 ha/19.570 ha, đạt 101,66% kế hoạch. Trong đó: ngô Đông 2023 đạt 5.598 ha; ngô Xuân 2024 đạt 14.297 ha.

– Cây sắn: Diện tích 7.788 ha/7.800 ha, đạt 99,84% kế hoạch.

– Cây khoai lang: Diện tích 2.257 ha/2.855 ha, đạt 79,07% kế hoạch năm. Trong đó: khoai lang vụ Đông 2023 đạt 1.115 ha; vụ Xuân 2024 đạt 1.142 ha.

– Cây lạc: Diện tích 1.427 ha/1.840 ha, đạt 77,53% kế hoạch năm.

– Cây rau các loại: Diện tích 8.023 ha/10.285 ha, đạt 78% kế hoạch năm. Trong đó: vụ Đông 2023 đạt 3.579 ha; vụ Xuân 2024 đạt 4.444 ha.

– Cây chè: Diện tích 7.408 ha/7.350 ha, đạt 100,78% kế hoạch. Sản lượng chè búp tươi thu hoạch 15.411 tấn/67.000 tấn, đạt 23% kế hoạch.

– Cây ăn quả: Diện tích 10.108 ha/10.055 ha, đạt 100,53% kế hoạch. Diện tích trồng mới 98 ha/190 ha, đạt 51,53% kế hoạch. Sản lượng cây ăn quả thu hoạch 13.775 tấn/57.945 tấn, đạt 23,77% kế hoạch năm.

– Cây dâu: Diện tích 1.230 ha/1.300 ha, đạt 94,61% kế hoạch.

(2) Tiến độ sản xuất vụ Hè thu 2024:

– Cây lúa:

+ Diện tích đã làm đất 1.500 ha/21.945 ha, đạt 6,84% so với kế hoạch (tại huyện Mù Cang Chải).

+ Diện tích mạ đã gieo quy ra diện tích cấy 1.500 ha/21.945 ha, đạt 6,84% kế hoạch (tại huyện Mù Cang Chải).

+ Diện tích lúa đã cấy 400 ha/21.945 ha, đạt 1,82% kế hoạch (tại huyện Mù Cang Chải).

(3) Tình hình thiệt hại về sản xuất trồng trọt do ảnh hưởng của mưa to kèm theo dông lốc đêm ngày 12/5 rạng sáng ngày 13/5/2024

Do ảnh hưởng của áp cao lục địa nén rãnh áp thấp, kết hợp với hội tụ gió trên 1.500 m hoạt động mạnh, nên từ 19h ngày 12/5 đến 07h ngày (13/5) các khu vực trong tỉnh Yên Bái có mưa rào, cục bộ có mưa to đến rất to và dông, lượng mưa phổ biến từ 10 – 30 mm, một số trên 50 mm. Tổng diện tích diện tích trồng trọt bị  ảnh hưởng, thiệt hại: 143,55 ha tại huyện Văn Yên, trong đó: Diện tích lúa bị ảnh hưởng, thiệt hại: 81,31 ha; Diện tích cây ngô, rau màu bị ảnh hưởng thiệt hại: 61,54 ha; Diện tích cây dâu bị ảnh hưởng, thiệt hại: 0,216 ha.

2. Công tác Kiểm dịch và Bảo vệ thực vật

(1) Tình hình sinh vật gây hại:

–  Trên cây lúa: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 915 ha. Giảm 616,5 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Bệnh đạo ôn lá 85 ha, bệnh đạo ôn cổ bông 6,5, bệnh bạc lá 17 ha, bọ xít dài 39 ha, bệnh khô vằn 282 ha, bệnh đốm sọc vi khuẩn 139 ha, rầy nâu, rầy lưng trắng 262 ha (nặng 0,5 ha tại huyện thành phố Yên Bái), sâu đục thân 28, chuột 56,5 ha.

– Trên cây ngô: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 179 ha. Giảm 270 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: Sâu cắn lá 13 ha, sâu keo mùa thu 29 ha, rệp ngô 41 ha, chuột 21,5 ha, bệnh đốm lá nhỏ 22 ha, bệnh đốm lá lớn 37,5 ha, bệnh khô vằn 15 ha.

– Trên cây ăn quả có múi: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 261 ha, giảm 55 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: rệp muội 102 ha, bệnh muội đen 65 ha, bệnh thán thư 55 ha, sâu vẽ bùa 22 ha, sâu xanh bướm phượng 17 ha.

– Trên cây quế: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 94 ha, giảm 7 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: bọ xít nâu sẫm 31 ha, sâu đục thân cành 30 ha, sâu đo 15 ha, sâu róm 15 ha, bệnh khô lá 3 ha.

– Trên cây chè:Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 336 ha. Tăng 3 ha so với cùng kỳ tuần trước. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: rầy xanh 122,5 ha, bọ xít muỗi 118 ha, bọ cánh tơ 16 ha, bệnh phồng lá 75 ha, nhện đỏ 4,5 ha.

– Trên cây rau các loại: Diện tích nhiễm sinh vật gây hại 116,5 ha. Các đối tượng sinh vật gây hại chính: bọ nhảy, sâu xanh bướm trắng, rệp muội, bệnh sương mai, bệnh thối nhũn vi khuẩn.

– Trên các cây trồng khác: Sâu bệnh gây hại nhẹ.

2.2. Dự báo sinh vật gây hại trong thời gian tới:

– Trên cây lúa: các đối tượng dịch hại chính như rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, chuột, bọ xít dài, bệnh bạc lá, bệnh đốm sọc vi khuẩn, bệnh đạo ôn cổ bông, bệnh khô vằn.

– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu, sâu cắn lá, sâu đục bắp, rệp, chuột, bệnh đốm lá, bệnh khô vằn.

– Trên cây ăn quả có múi: Nhện, sâu vẽ bùa, sâu xanh bướm phượng, bệnh muội đen, bệnh thán thư, bệnh greening…

– Trên cây quế: Sâu đo ăn lá, bọ xít nâu sẫm, sâu róm, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt…

– Trên cây rau các loại: Bọ nhảy, sâu xanh, sâu khoang, rệp, bệnh sương mai…

Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Yên Bái


Bài viết mới nhất: